16/2/17

Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ

Cây Cà gai leo còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm, tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae. Cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh đã được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Loại cây này đã được Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai và Phó Giáo Sư- Tiến sĩ Phạm Kim Mãn nghiên cứu những năm đầu thế kỷ 20.  Cà gai leo được đánh giá tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Trong cây cà gai leo có chất Glycoalcaloid tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B. Cà gai còn có thể giúp giải rượu, giải độc gan.Cây Cà Gai Leo chuẩn có hình dáng thế nào ?Theo mô tả ở các tài liệu cổ, cà gai leo thuộc loại cây dây leo cao 0,6 – 1m, cành xòa rộng, có dây nhỏ nhiều gai thường mọc xen vào các cây bụi khác, phiến là dài 3-4cm, rộng 2-3cm, mặt dưới lá có phủ một ít lông trắng nhạt. Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm. Quả hình cầu đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ. Bộ phận dùng Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
Tác dụng của cà gai leo: Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.

 có thể dùng phối hợp với các loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bênh Gan mà không lo có tác dụng phụ. Khi dùng thuốc nên cách 30 phút sau đó mới dùng cà gai leo.
Uống cà gai leo có tác dụng phụ không ?
Qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy cà gai leo không có tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai và người sử dụng, do đó bệnh nhân có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm.